Thông tin báo đài

amakong_2_1_2

Tiễn đưa huyền thoại Ama Kông về với đại ngàn

12:10 | 08/11/2012

 

Rạng sáng 8-11, hàng trăm người dân huyện Buôn Đôn - Đắk Lắk đã tập trung về ngôi nhà sàn cổ bên dòng sông Sêrêpốk để tiễn đưa huyền thoại đại ngàn Ama Kông, về với núi rừng tại nghĩa trang buôn Trí A, xã Kông Na (huyện Buôn Đôn)



 
3ok_2

Chùm ảnh giết bò bên bờ sông Sê rê pôk trong đám tang “vua voi” A Ma Kong

10:27 | 05/11/2012

Theo phong tục của người dân sống tại Bản Đôn, người chết sau khi mất sẽ tổ chức tang lễ ít nhất 3 ngày 3 đêm tại nhà rồi mới đi chôn. Với những người cao tuổi, tang lễ sẽ tổ chức dài hơn. Riêng với cụ A Ma Kong – đại thượng thọ 103 tuổi thì số ngày tổ chức tang lễ tại nhà là 6 ngày. Trong những ngày diễn ra tang lễ, 21 người con, gần 200 cháu chắt và bà con trong buôn thay nhau hiến trâu, bò, heo để làm lễ cúng cụ. Đồng thời, trong những ngày này, người thân và bà con trong buôn cũng tổ chức ăn uống, đánh cồng chiêng, nhảy múa. Đây là phong tục rất đặc biệt của người dân Bản Đôn nói riêng và đồng bào các dân tộc sống ở Tây Nguyên nói chung. Chùm ảnh giết con bò mà con trai thứ 11 – Khăm Phết Lào của A Ma Kong hiến để cúng ba sau đây giúp quý độc giả có thêm một góc nhìn về nét văn hóa trong lễ tang ở vùng sơn cước này.



 
6_cu2657_180

“Cây đại thụ Tây Nguyên” ra đi ở tuổi 103

15:57 | 04/11/2012
 
Bản Đôn sáng thứ Bảy, ngày 3/11 có cái gì đó thật đặc biệt. Bản làng yên ắng hơn. Khách du lịch cũng lặng lẽ hơn. Những chú voi ngày thường ngạo nghễ chở khách dạo chơi nay bị cột đứng như… tượng dưới gốc me già. Lúc 2h3’, cụ A Ma Kong, “cây đại thụ của Tây Nguyên” ra đi ở tuổi 103.

4 vợ, 21 người con và 200 cháu chắt

Xuống sân bay Buôn Ma Thuột lúc 8h sáng 3/11, tôi lập tức đón xe đi Bản Đôn. Ngôi nhà sàn 100 năm của gia tộc A Ma Kong vốn là một trong những điểm tham quan của khách du lịch khác hẳn mọi hôm bởi không khí trầm mặc. Tôi nhẹ bước lên chiếc cầu thang cũ kỹ, và chợt dợn chân không dám bước qua ngưỡng cửa.

Con cháu của cụ rất đông, cả trăm người đang ngồi quây xung quanh. Cụ nằm đó, bình thản. Không khí trang nghiêm xong tịnh không có một tiếng khóc. Là người ngoại tộc, tôi chỉ lặng đứng tưởng niệm ông.



 
amakong_2_1

Cụ A Ma Kong qua đời ở tuổi 103

19:19 | 03/11/2012

 

Lúc 2h3 phút thứ Bảy, ngày 3 – 11, A Ma Kong – Huyền thoại Tây Nguyên gắn với kỳ tích săn gần 300 con voi (trong đó có 3 con bạch tượng) và bài thuốc bí truyền bổ thận tráng dương, đau nhức xương khớp… qua đời. Trước đó, ngày 24-10, cụ A Ma Kong được phẫu thuật dạ dày tại bệnh viện Đa khoa Đăk Lăk. Tuy nhiên, do cụ tuổi cao, sức yếu nên sau đó các bác sỹ đã đưa ra tiên lượng xấu. Sau khi được đưa về nhà sàn 100 năm của gia tộc tại Bản Đôn, cụ A Ma Kong đã trút hơi thở cuối cùng. Cụ A Ma Kong tên thật là Khăm Poong Lào, sinh ngày 1/1/1910. Ông có 4 người vợ, 21 người con (2 trai, 19 gái) và gần 200 cháu chắt. Trong kháng chiến chống Mỹ, ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng Nhất. Theo ông Khăm Phết Lào, con thứ 11 và là người thừa kế bài thuốc A Ma Kong, tang lễ sẽ tổ chức theo phong tục của người M Nông Lào, tại buôn Trí, xã Krôngna, huyện Buôn Đôn. Lễ đưa tang diễn ra ngày 8-11.



 
amakong

Amakong- Ngọn gió hoang Tây Nguyên

16:17 | 13/07/2012

Chúng tôi gặp Ama Kông lần đầu tiên vào năm 1985 khi ông vừa kết thúc chuyến săn voi dài 48 ngày từ đông Trường Sơn sang tây Trường Sơn. Lần ấy, ông bắt được 7 con voi....

Trong đó có con voi thứ 298 con cuối cùng trong cuộc đời của ông vua săn voi. Voi của ông bắt được từng trở thành báu vật dâng vua, thành voi nhà, voi kháng chiến vận chuyển lương thực, vũ khí cho cách mạng. Con voi nhà có tên Khăm Thưng sau này nhiều lần thắng lớn trong các cuộc đua voi lễ hội hằng năm ở buôn Đôn.

Chú nhóc thành vua



 
b_28_1

Tháng Ba – Mùa cafe ngậm quả

18:53 | 10/07/2012

Tôi đến Tây Nguyên đúng dịp thanh minh – Và cũng là mùa cafe ngậm quả. Thoảng trong gió cao nguyên là mùi hương nhẹ thanh thoát của những chùm hoa cafe trắng muốt chưa kịp rụng cánh để chồi quả non. Dòng sông chảy ngược Sê rê pốk – con sông trong tâm thức của người dân bản địa được hình thành bởi sông Đực và sông Cái mùa này nước trong vắt. Từng nhịp, từng nhịp sóng nhỏ vỗ về những bộ rễ cây tua tủa mà mùa nước bị che khuất do mặt sông dâng cao. Dịp này, tôi cũng được đặt chân đến nơi có một điều cấm kỵ – Cấm thả diều. Điều cấm gắn liền với huyền tích ngôi tháp cổ nằm giữa rừng sâu...

1.Suốt đường bay từ Hà Nội vào Plâycu (Gia Lai), những câu hát trong ca khúc “Tháng Ba Tây Nguyên” cứ ngân vang trong tôi. “Tháng Ba. Mùa con ong đi lấy mật... Mùa em đi phát rẫy làm nương....”. Tôi thầm nghĩ, mình thật may mắn khi đến vùng đất bazan vào cái mùa đẹp nhất trong năm, mùa “cho con công múa, cho con cá bơi...”. Hà Nội từ trước và sau Tết Nguyên đán, lạnh và nồm. Nhiều hôm, nồm đến mức sàn nhà, trần nhà cũng toát “mồ hôi”.