THUỐC BÍ TRUYỀN AMA KÔNG - NGUỒN GỐC BÀI THUỐC

 

PHƯƠNG THUỐC GIA TRUYỀN HƠN 60 NĂM KINH NGHIỆM

AMA KÔNG DŨNG SĨ SĂN BẮT VOI SỐ 1 TÂY NGUYÊN

 

Lời người quản trị:Bác sỹ chuyên khoa II, thầy thuốc ưu tú, nguyên Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Đăk Lăk Nguyễn Đức Phồi là người từng tham gia nghiên cứu bài thuốc Amakong. Ông cũng là người uống rượu ngâm từ thuốc Amakong mỗi ngày, uống nước sắc từ thuốc Amakong khi khát. Là một thầy thuốc, một nhà nghiên cứu, một bệnh nhân, bài viết sau đây của ông giúp những ai quan tâm đến bài thuốc bí truyền những thông tin cần thiết. Trân trọng giới thiệu!

                   Giải mã bí ẩn cây Tơm Trơng Atao Nenso - 1 trong 5 vị thuốc của thuốc Amakông.

                   Tây Nguyên là một vùng núi rừng nhiệt đới, rộng lớn với các chủng loại thực vật đa dạng, phong phú về chủng loại và trữ lượng rất lớn. Các dân tộc Tây Nguyên nói chung và ĐắkLắk nói riêng trước đây đã chống lại bệnh tật chủ yếu bằng những cây thuốc lưu truyền trong dân gian, những cây thuốc này qua kinh nghiệm sử dụng đã được đánh giá và chọn lọc bởi nhiều thế hệ, trong đó có không ít những cây thuốc với giá trị sử dụng cao nhưng ít hoặc không có tác dụng phụ.

                   Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của ngành y tế tỉnh ĐăkLắk mà hạt nhân là Bệnh viện Y học Cổ truyền, Hội Đông y, đã có một số công trình nghiên cứu về cây thuốc. Nổi bật là đề tài nghiên cứu bài thuốc gia truyền của cụ Amakông. Bài thuốc gia truyền quý hiếm này có tác dụng bồi bổ cơ thể - bổ thận tráng dương, ích khí, chữa đau lưng nhức mỏi - chữa đau các cơ và khớp – chữa được bệnh gout - ổn định tim mạch giảm cao huyết áp….Bài thuốc này được cụ Amakông sử dụng từ lâu. Nhờ đó mà ông có sức khỏe cường tráng, giúp ông săn, bắt được 298 con voi, chinh phục thuần dưỡng được voi rừng thành voi nhà, giúp ông lấy được vợ trẻ… Đặc biệt, dù  ngoài 80 tuổi, ông vẫn có thể sinh con.

                   Một trong 5 vị thuốc làm nên bài thuốc Amakông lừng danh là cây Tơm Trơng Atao Nenso. CâyTơm Trơng Atao Nenso có gì đặc biệt?Trong cây Tơm Trơng Atao Nenso có những thành phần gì? Những thành phần này có tác dụng gì với cơ thể, có thể giúp chữa trị bệnh gì? Bí ẩn này đã được các thầy thuốc, các nhà nghiên cứu trả lời sau khi thực hiện đề tài nghiên cứu có tên “ Sưu tầm, định danh, xác định thành phần hóa học và tính chất sinh học một số cây thuốc của dân tộc bản địa ĐắkLắk”.

                   Tỉnh cấp kinh phí nghiên cứu bài thuốc tiếng tăm lẫy lừng

                   Công dụng và tiếng tăm của bài thuốc Amkông khiến cho những thầy thuốc đông y đặc biệt quan tâm, Hội Đông y tỉnh ĐăkLắk báo cáo lên Bí thư Tỉnh ủy lúc bấy giờ là đồng chí Y Luyện. Đồng chí rất quan tâm, ra văn bản đề nghị các sở ban ngành của tỉnh tạo điều kiện hỗ trợ cho Hội Đông y thực hiện thừa kế bài thuốc gia truyền quý báu nói trên, bởi nếu muộn sẽ bị thất  truyền vì tuổi cụ Amakông đã cao. UBND tỉnh cấp kinh phí trên 286.000.000đ, giao cho Giám đốc sở Khoa học Công nghệ, Giám đốc sở Y tế và Chủ tịch Hội Đông y ký hợp đồng với trường Đại học Y Huế thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học bài thuốc gia truyền quý hiếm nói trên với tên đề tài “ Sưu tầm, định danh, xác định thành phần hóa học và tính chất sinh học một số cây thuốc của dân tộc bản địa ĐắkLắk”. Chuyên ngành y dược có mã số KX 03-07/DL2002, cơ quan chủ quản là sở Khoa học và Công nghệ tỉnh ĐắkLắk, cơ quan thực hiện là trường Đại học Y Huế, thực hiện đề tài là tập thể 17 cán bộ, giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, dược sĩ của trường Đại học Y Huế, Giám đốc, phó Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch, phó Chủ tịch Hội Đông y cùng một số cán bộ chuyên trách, bác sĩ, dược sĩ… Về kiểm định lâm sàng của bài thuốc có sự tham gia của lãnh đạo và cán bộ các Bệnh viện TW Huế, Bệnh viện Y học Cổ truyền ĐắkLắk và 4 Trung tâm y tế: Huyện Bản Đôn; Thành phố Buôn Ma Thuột; Huyện Krông Ana; huyện MĐrắk. Sau hơn ba năm công trình này được hoàn thành tại khoa Dược trường Đại học Y Huế, phòng Hóa phân tích, Viện Xạ hiếm Việt Nam,  Trung tâm Phân tích Hóa hữu cơ, Viện Khoa học Việt Nam. Đề tài được nghiệm thu dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu là GS.TS Đặng Tuấn  Đạt, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, đại diện cho Bộ Y Tế. Bài thuốc gia truyền AMa Kông được Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao xếp loại tốt với kết luận:

-         Đã định danh được loài, họ của cây Tơm Trơng Atao Nenso và làm vi phẫu góp phần xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu này.

-        Thành phần hóa học dịch chiết Tom Trơng Atao Nenso gồm: Alcoloid (dạng Base) – Phytosterol, Flavonoid, Saponin, Tanin, Acid Amin hữu cơ, Acid Uronic.

        -          Hàm lượng Alcaloid % = 0,1016± 0,0232%

        -         Hàm lượng Phytosterol = 0,5947± 0,0028%

        -         Hàm lượng các nguyên tố đa lượng và vi lượng như sau: Kali=345, 20mg/kg; Ca=3510,30mg/kg; Al=2577,20mg/kg; Mg=1079,90mg/kg; Fe=438,53mg/kg; Mn=281,10mg/kg;

                  Zn = 38,24mg/kg; Pb=11,41mg/kg; Cu=8,83mg/kg;Mo=5,81mg/kg;Ni=3,73mg/kg;Se=2,54mg/kg; Li=1,90mg/kg; Co=0,25mg/kg.

                   Qua thành phần hóa học tìm thấy trong cây Tơm Trơng Atao Nenso cho thấy tác dụng rất tốt cho cơ thể, chữa được nhiều bệnh. Ví dụ, hàm lượng Phytosterol trong Tơm Trơng Atao Nenso có tỉ lệ % cao, chứng tỏ vị thuốc này có tác dụng điều hòa Lipid, máu, giảm Cholesterol máu dẫn tới giảm nguy cơ các bệnh tim mạch, chống được xơ vữa động mạch, phòng ngừa tăng sinh tế bào cơ trơn mạch máu, đóng vai trò trong tiến triển xơ vữa động mạch. Phytosterol có thể kìm hãm sự phát triển tế bào ung thư (LNCaP và HT-29). Có một số bằng chứng cho thấy rằng Phytosterol có thể có ảnh hưởng đến sự phát triển của ung thư tiền liệt tuyến (87), ung thư phổi, ung thư vú, giảm nguy cơ ung thư màng trong dạ con (40) và với liều cao hơn 521mg/ngày giảm nguy cơ ung thư buồng trứng (41). Mặt khác trong một nghiên cứu dịch tể học Prospective liều cao Phytosterol không liên kết trong khảu phần thức ăn làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết và trực tràng( 49). Vai trò có thể có của Phytosterol là tăng sinh bạch huyết bào, phòng ngừa lao phổi, ngăn ngừa virus, giảm đáp ứng miễn dịch nguy hiểm như HIV, chống Stress gây ra kiềm chế đáp ứng miễn dịch khớp mãn tính tăng dần và viêm mũi, viêm xoang dị ứng. Những cơ chế thể hiện tính kháng viêm của Phytosterol là rất cao. Phytosterol chống được Oxy hóa, đó cũng là cơ chế có lợi cho xơ vữa động mạch và tình trạng ung thư (65).

                   Phytosterol chống được loét, chống được nấm …, thế nên cây Tơm Trơng Atao Nenso có thể là nguyên liệu để sản xuất Phytosterol để bào chế loại thuốc cần cho người có Cholesterol cao và phòng ngừa bệnh tim mạch. Nhóm chất này có thể là hoạt chất có tác dụng androgen kích thích tình dục sản sinh Testosterol, một vị thuốc thật hấp dẫn cho giới mày râu.

                   Qua hàm lượng các nguyên tố đa lượng và vi lượng đã xác định được 15 thành phần vô cơ và nguyên tố vi lượng. Trong đó đáng chú ý là những nguyên tố vi lượng như: Mg, Zn, Co, Se, Mo, Li-Magnesi đóng một vai trò khá quan trọng trong hoạt động của một số Enzym đường phân – kẽm là vi lượng cần thiết cho khẩu phần thức ăn…trong các nguyên tố đa lượng, Kali có hàm lượng cao nhất lên tới 3845,20mg/kg. Đây là nguyên tố tham gia dẫn truyền xung động thần kinh, đặc biệt trong hoạt động của tim, tham gia vào quá trình chuyển hóa muối, nước trong cơ thể.

                   Calci nguyên tố cao thứ hai sau Kali (3510,30mg/kg) có nhiều chức năng sinh lý quan trọng, ngoài tham gia cấu tạo xương, sụn, răng Calci còn là chất thông tin nội bào hoạt hóa một số Enzym. Với hàm lượng khá cao nếu phần lớn Calci dưới dạng hợp chất hữu cơ thì đây là loại dược liệu quý đặc biệt cho người già và những người có nhu cầu Calci cao như trẻ em đang thời kì phát triển chiều cao và phụ nữ cho con bú. Cobalt là một trong những thành phần cấu tạo của B12 – Lithi được xem như thuốc cân bằng tâm lý bởi vì tác dụng đàu tiên của nó là điều trị được bệnh tâm tính bất thường và những bệnh nhân rối loạn tâm thần.

                   Magnesi cũng có hàm lượng khá cao trong cây Tơm Trơng Atao Nenso 1709,90mg/kg rất cần cho nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể vv…vv

                   Tóm lại qua bảng phân tích thành phần hóa học của cây Tơm Trơng Atao Nenso là rất quý, rất cần thiết cho cơ thể mà không phải cây thuốc nào cũng có được. Hàm lượng cao của Phytosterol và hàm lượng cao của 15 nguyên tố đa lượng và vi lượng rất cần thiết cho con người điều trị nhiều bệnh cho con người và sản sinh ra Testosterol góp phần làm cho giới mày râu hưng phấn hơn với bạn đời.

                   Từ những kết quả nghiên cứu bước đầu về bài thuốc được Bộ y tế công nhận, nhiều việc sắp tới phải làm sâu hơn, rộng hơn về kinh tế xã hội học, y dược, hóa học, tạo một sản phẩm mang thương hiệu độc đáo của Bản Đôn ĐắkLắk để giới thiệu đến nhiều nơi trong và ngoài nước bài thuốc gia truyền Amakông độc đáo này.

                   Amakong – Cái tên gắn với 3 huyền thoại (vợ, săn voi, thuốc Amakông)

                   Mọi du khách trong nước và ngoài nước khi đến Bản Đôn cũng đều biết và muốn biết về cụ Amakông, một dũng sĩ săn bắt voi nổi tiếng, một nghệ nhân thổi tù và đặc sắc, một thầy thuốc nam có bài thuốc gia truyền độc đáo được thừa kế từ vua Lào là bố vợ truyền lại. Cụ Amakông còn có tục danh “ Vua Voi Amakông”, năm nay vừa tròn 102 tuổi. Từ lâu cụ nổi tiếng về ba huyền thoại. Thứ nhất, huyền thoại “ vua voi” bởi ông đã săn bắt và thuần dưỡng được 298 con voi trong đó có 3 con voi trắng (bạch tượng ) đã tặng cho ba nguyên thủ quốc gia. Thứ hai, huyền thoại vợ. Ông có 4 vợ, 21 người con, trong đó cô con gái út xinh đẹp được sinh ra khi ông đã ngoài 80 tuổi. Đặc biệt hai người vợ đầu đều là con gái của vua Lào. Sau khi lấy nàng công chúa thứ nhất sinh được một người con trai tên là Y Kông, người vợ này chết. Theo phong tục tập quán “con chị nó đi thì con dì nó lại”, Amakông được lấy cô công chúa thứ hai và cũng là cô út của nhà vua Lào. Huyền thoại thứ ba nổi tiếng hơn cả, góp phần làm nên hai huyền thoại trên là bài thuốc gia truyền Amakông. Bài thuốc mà ông được cha vợ truyền lại. Cha vợ Amakông là Thu K’Nul, người có danh hiệu vua voi K’Khun Ju Nốp ( 1828-1938). Ông này từng săn bắt được gần 500 con voi.

                   Khoa học chứng minh có 3 cách bào chế thuốc Amakong: Trà hòa tan, viên nang Tơm Trơng, rượu bổ Amakông và sắc.

                    Bài thuốc Ama kông nổi tiếng đến mức, những du khách xa gần đến thăm Bản Đôn đều muốn được gặp ông cho bằng được và mua về những thang thuốc do chính tay ông bào chế. Và cũng chính vì sự nổi tiếng này đã có nhiều người làm giả thang thuốc Amakông, bán ngay tại Bản Đôn và nhiều nơi khác. Thậm chí có người còn có âm mưu chiếm đoạt bí mật của bài thuốc và bản quyền để kinh doanh trục lợi, buộc TAND –Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh ĐắkLắk phải cương quyết xử lý theo pháp luật. Nay vì tuổi già sức yếu, cụ Amakông đã giao quyền thừa kế bài thuốc gia truyền độc đáo lại cho con trai là ông Khăm Phết Lào, với tâm nguyện thay ông đưa bài thuốc quý này phục vụ đông đảo đến đồng bào cả nước. Theo công trình nghiên cứu khoa học của trường Đại học Y Huế, bài thuốc gia truyền Ama kông bào chế theo 3 dạng: Trà hòa tan, viên nang Tơm Trơng, rượu bổ Amakông và sắc uống với ai không dùng được rượu.

                   Rượu bổ Amakông là loại rượu bổ được chế biến hoàn toàn bằng thuốc dược quý ở núi rừng Tây Nguyên theo công thức gia truyền Amakông. Theo công trình nghiên cứu của trường Đại học Y Huế, đây là sản phẩm đã được chứng nghiệm trong việc góp phần điều trị rất rất hiệu quả các chứng bệnh liên quan đến hệ tim mạch, xương khớp, giúp ăn ngon ngủ tốt, đặc biệt hỗ trợ và điều trị bệnh gout, giảm cao huyết áp, chống sơ vữa động mạch và góp phần tăng nội tiết tố nam làm tăng hưng phấn cho giới mày râu.

                   Năm 2010 nhân dịp kỷ niệm tròn 100 tuổi “vua voi” Amakông nói: “ nếu ai coi rượu thuốc Amakông là Viagra thì sẽ thất vọng và đừng nên dùng. Nó hơn hẳn Viagra vì duy trì sức khỏe như tôi đây này”. Tâm sự của “vua voi” càng khiến, người ta tin tưởng vào loại thuốc nam được chế từ các loài cây cỏ lá rừng của rừng Tây Nguyên. Sử dụng đều đặn, sức khỏe thuộc về các bạn, lợi thế thuộc về các bạn. Hạnh phúc trước hết là sức khỏe.

 

                                                                                                                        NGUYỄN ĐỨC PHỒI

                                                                                                                   BS CKII thầy thuốc ưu tú

                                                                                                       Nguyên Chủ tịch Hội Đông Y tỉnh ĐắkLắk