Rừng Tây Nguyên đón “vua voi” A Ma Kong về với đại ngàn

Thứ bảy, 10/11/2012, 09:22 GMT+7

Lễ chia của cho “vua voi” A Ma Kong diễn ra vào sáng 8-11, ngay sau khi chiếc quan tài được đặt xuống mộ. Thế là, sau 6 ngày mất, “vua voi” A Ma Kong đã thực sự trút bỏ trần thế, trở về với đại ngàn bằng lễ tiễn đưa theo đúng phong tục của người dân Tây Nguyên. Thi hài ông được chôn bên cạnh người vợ đầu tiên.

Chia của cho “vua voi” A Ma Kong về thế giới bên kia

Sau 6 ngày con cháu giết hàng chục con lợn, trâu, bò để tế lễ, 7h ngày 8-11, “vua voi” A Ma Kong được đưa đi chôn cất theo phong tục địa phương. Những người đàn ông Tây Nguyên có nước da đen cháy, mặc trên người chiếc áo thổ cẩm nhẹ nhàng được quan tài ông xuống bậc thang của ngôi nhà sàn cổ 100 năm. Bà con thân tộc trong buôn, khách thập phương tề tựu rất đông để đưa ông ra nghĩa đĩa. Con đường nhựa chạy qua Bản Đôn ngày thường rộng thênh nhưng hôm nay toàn người là người. Họ nối đuôi nhau đi theo linh cữu ông. Những trai bản thay phiên nhau khiêng chiếc quan tài bằng đôi vai rắn chắc. Các bà, các chị vai mang địu, tay bế con nhỏ cũng có mặt trong hàng người đưa tiễn. Nhiều đoàn khách du lịch trong và người nước khi đến Bản Đôn nhìn thấy cảnh này cũng nhập cuộc…

 

Đám tang A Ma Kong 

Khi quan tài được đặt xuống huyệt, lễ chia của bắt đầu. Bắt đầu là những tấm thổ cẩm, vải phủ lên quan tài. Rồi bắt, đũa, thìa, xoong nồi, gạo, thịt, rìu, dao, cuốc, xẻng, sữa Ensua, nước yến… Nghĩa là tất cả những thứ mà khi sống, cụ A Ma Kong dùng đều được chia để chôn theo. Không chỉ thế, trong số của được chia của cụ A Ma Kong còn có bộ chiêng đồng rất quý giá. Cụ là người con của Bản Đôn. Cụ đã lớn lên trong tiếng cồng chiêng âm vang của quê hương mình. Thế nên, khi chết, cụ được người sống chia cho bộ chiêng quý cũng là lẽ thường tình. Tìm hiểu về phong tục chia của này, tôi mới biết rằng chỉ những gia đình giàu có, danh giá mới có những đồ quý như vậy chia cho người chết. Cụ A Ma Kong ngay từ năm 13 tuổi đã vào rừng săn bắt voi và con số 298 con voi, trong đó có 3 con bạch tượng mà ông săn được không chỉ khiến người dân Bản Đôn nể phục mà họ rất tự hào về ông. Chính vì thế, lễ tang A Ma Kong được coi là lớn bậc nhất trong vùng. Con cháu, người dân đem để mấy chục con lợn, 5-7 con trâu bò để giết thịt cúng tế ông.

Chứng kiến cảnh con cháu, bà con đem hàng chục con lợn ra tận nghĩa địa để giết thịt và cắt những phần ngon nhất của nó lên “chia” cho người chết, tôi phần nào thấy rõ được phong tục chia của cho người chết ở vùng đất này. Người càng già, càng nhiều con cháu thì được chia của càng nhiều. Của không chỉ là những vật dụng để chôn theo, để gác lên nóc nhà mồ mà còn cả trâu, bò, lợn. Những cái đầu lợn, đầu bò xếp hàng dài trước các ché rượu cho thấy, người ta yêu kính cụ A Ma Kong như thế nào. Không chỉ có nhiều lễ vật, tại lễ bỏ mả này, 2 cặp tượng nhà mồ hình con công và ngà voi cũng được những người trong gia tộc đặt trước mộ. Công và ngà voi là biểu tượng của sự giàu sang, quyền quý.

“Vua voi” mất – Sự kiện truyền thông

  

Cảnh chia của trong đám tang A Ma Kong

Mặc dù là một địa chỉ du lịch nhưng chưa bao giờ có nhiều nhà báo đến Bản Đôn đến vậy. Chỉ sau vài giờ cụ A Ma Kong ra đi, nhiều phóng viên đã “phi” đến ngôi nhà sàn cổ để tác nghiệp. Trong số đó, có lẽ nhà báo lão làng Đặng Bá Tiến – Báo Lao động là người đến sớm nhất. Khi tôi đến vào giữa buổi sáng 3-11, đã thấy rất nhiều đồng nghiệp với máy ảnh và máy tính xách tay đang ngồi ngay ở quán nước trước cổng nhà sàn 100 năm viết bài, gửi email. Thông tin được đăng tải trên báo mạng nhanh đến mức, chỉ ít phút sau đã có người bạn gọi hỏi tôi, “có biết cụ A Ma Kong mất không?”. Tôi cười khì bảo rằng, “đang ở Bản Đôn đây”. Không nhanh như báo mạng, phải vào ngày hôm sau hàng loạt báo giấy đăng tin bài về sự kiện này. Rồi Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Kỹ thuật số… Điều gì khiến các phương tiện truyền thông đưa nhiều tin bài về một cụ già ở Tây Nguyên mất đến vậy? Có phải vì cụ đại thượng thọ (103 tuổi), hay vì cụ nhiều vợ con, hay vì cụ có bí quyết để … yêu nhiều? Có lẽ là vì tất cả. Nhìn lượt truy cập trên website chính thức giới thiệu về thuốc amakong và gia tộc “vua voi” -  http://amakong-khamphetlao.vn càng thấy rõ, người ta quan tâm và muốn tìn hiểu về vị vua không ngai này như thế nào.

Sáng 8-11, mới 6h sáng đã có rất đông phóng viên để chụp ảnh, quay phim, viết bài về đám tang cụ A Ma Kong. Những hình ảnh di quan từ trong nhà ra hiên, xuống cầu thang, ra cổng, ra đường…. được các phóng viên ghi sát. Dòng người đưa tiễn, cảnh hạ huyệt, cảnh chia của, giết thịt lợn, giết thịt bò… không phóng viên nào để lọt.

Không chỉ có giới truyền thông quan tâm đến sự ra đi của cụ A Ma Kong mà các ban, ngành TW và tỉnh Đăk Lăk, huyện Buôn Đôn, xã Krongna… cũng đến viếng, tiễn đưa cụ. Tang lễ diễn ra trong 6 ngày nhưng khách khứa lúc nào cũng tấp nập. Không chỉ các đoàn đại diện chính quyền, bạn bè, những người từng sử dụng thuốc A Ma Kong của Khăm Phết Lào – người thừa kế bài thuốc A Ma Kong từ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… cũng bay vào tơi tới. Họ vừa quan tâm đến “vua voi”, đến bài thuốc danh tiếng này.

        

Trâu, bò, lợn giết thịt tại nghĩa địa để cúng tế và thết đãi bà con trong đám tang

Hoạt động ăn uống, đánh cồng chiêng, nhảy múa bên mộ “vua voi” sẽ còn diễn ra trong nhiều ngày. Đây vừa là phong tục, vừa thể hiện sự đông con, nhiều cháu của gia tộc này. Cách tiễn biệt “vua voi” của dòng họ ông và người dân Bản Đôn giúp A Ma Kong về với đại ngàn một cách thanh thản.

Box

Ba huyền thoại về A Ma Kong

-         Voi: A Ma Kong tên thật là Y Brun Eban, sinh năm 1990, dân tộc Lào. Năm 13 tuổi, ông đã lên rừng săn voi. Khi ở độ tuổi 20, ông là một người thợ săn voi nổi tiếng ở Bản Đôn. Trong đời mình, ông đã săn bắt và thuần dưỡng 298 con voi.

-         Vợ: Nhờ đam mê và tài săn voi, A Ma Kong được Y Thu Knul, người từng được vua Thái Lan tặng danh hiệu Khun Ju Nop (nghĩa là vua voi) gả con gái yêu là H’ No làm vợ. Ít năm sau, người vợ này qua đời. Theo tục “nối dây”, A Ma Kong lấy người em gái vợ làm vợ kế. Người vợ này sinh cho A Ma Kong 11 người con. Sau đó, ông ly hôn người vợ này và lấy tiếp người vợ 3. “Chia tay” bà 3, ông cưới bà vợ 4 kém ông chừng 50 tuổi. Vì mâu thuẫn, họ đã ly hôn. Sau khi “chia tay” 4 bà vợ, ông về ngôi nhà sàn 100 năm sống với con gái cả theo tục mẫu hệ. Hiện nay, chỉ con duy nhất bà vợ 2 của A Ma Kong đang còn sống.

-          Bài thuốc “yêu”: Từ khi trở thành rể vua voi Y Thu Knul, A Ma Kong được cha vợ truyền cho cách biết thu hái, sơ chế cây cỏ trong rừng để làm nên bài thuốc. Nhờ bài thuốc này, ông có sức khỏe dũng mãnh, dẻo dai, lấy được nhiều vợ, sinh được nhiều con. Năm  2001, UBND tỉnh Đăk Lăk cấp kinh phí trên 286 triệu đồng thực hiện đề  tài “Sưu tầm, định danh xác định thành phần hóa học và tính chất sinh học một số cây thuốc của dân tộc bản địa ĐắkLắk”, trong đó có cây TơmTrong A Tao Nenso, một trong những vị thuốc của bài thuốc A Ma Kong. Kết quả xác định,thành phần hóa học có trong cây này có tác dụng chữa được nhiều bệnh: điều hòa Lipid, máu, giảm Cholesterol máu dẫn tới giảm nguy cơ các bệnh tim mạch – chống được xơ vữa động mạch, phòng ngừa tăng sinh tế bào cơ trơn mạch máu, đóng vai trò trong tiến triển xơ vữa động mạch, kìm hãm sự phát triển tế bào ung thư…Đặc biệt Tơm Trơng Atao Nenso có thể là nguyên liệu để sản xuất Phytosterol thuốc cần cho người có Cholesterol cao và phòng ngừa bệnh tim mạch. Nhóm chất này có thể là hoạt chất có tác dụng androgen kích thích tình dục sản sinh Testosterol. Thuốc A Ma Kong được coi là thuốc “yêu” vì thế.


Người viết : Cao Hồng