Ama Kông- huyền thoại của núi rừng ở tuổi 102
Ông Ama Kông ở huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) không những danh tiếng lẫy lừng của một thời săn bắt voi rừng mà còn được biết đến bởi thang thuốc “bí truyền” để tăng cường sinh lực, bổ thận, tráng dương với thương hiệu Ama Kông khắp trong Nam ngoài Bắc.
Săn voi và tìm thuốc
Ông Ama Kông ở huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) không những danh tiếng lẫy lừng của một thời săn bắt voi rừng mà còn được biết đến bởi thang thuốc “bí truyền” để tăng cường sinh lực, bổ thận, tráng dương với thương hiệu Ama Kông khắp trong Nam ngoài Bắc.
Ama Kông tên thật là Y Brun Êban. Thời trai trẻ ông đã bắt được 298 con voi rừng, trong đó có 3 con voi trắng, trở thành một trong những người săn bắt voi rừng hàng đầu của Tây Nguyên. Ông còn được bố vợ là Y Thu Knul (Vua Voi) truyền lại cách nhận biết, thu hái, sơ chế 5 vị thảo dược của núi rừng Tây Nguyên cấu thành thang thuốc quý bí truyền bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực. Đến năm 2008, do tuổi cao (gần 100 tuổi), già làng Ama Kông đã trao quyền thừa kế bài thuốc “bí truyền “ này lại cho người con thứ là y sĩ Khăm Phết Lào (hay còn gọi là Ana Su May). Sau khi kiểm tra, ngày 22-1-2009, Sở Y tế Đắk Lắk đã cấp giấy chứng nhận “Bài thuốc gia truyền Ama Kông” và công nhận người thừa kế hợp pháp duy nhất là y sĩ Khăm Phết Lào. Cũng nói thêm rằng, lúc còn nhỏ, Khăm Phết Lào cũng thường xuyên theo cha Ama Kông đi săn voi nhưng quăng dây chưa chạm được sợi lông con voi rừng nào. Trái lại, khi cha nói về các cây dược liệu quý, Khăm Phết Lào chăm chú lắng nghe, thuộc nhớ, nhận biết “làu làu”. Anh còn biết rõ vùng nào có nhiều cây thuốc quý, nhận diện rõ từng loại cây để thu hái, sơ chế giúp cha làm thuốc .cứu giúp cho đồng bào...
Hàng ngày, nhà Khăm Phết Lào luôn đông khách đến lấy thuốc. Khách ghi rõ họ, tê, địa chỉ, số điện thoại, các chi tiết liên quan trong một cuốn sổ nhật ký để thầy thuốc dễ dàng kiểm tra diễn biến của người dùng thuốc. Có khách hàng đến mua thang thuốc ít tiền sau đó quay lại xin đổi để lấy thang thuốc nhiều tiền hơn. Y sĩ Khăm Phết Lào sẵn sàng cho đổi nhưng liền sau đó tự tay cắt vỏ bao cho tất cả vào lò, châm lửa đốt. Y sĩ Khăm Phết Lào giải thích đó cũng là cách phòng ngừa kẻ xấu bụng có thể phun thuốc, hoá chất có hại vào dược liệu trước khi mang trả, hầu làm giảm uy tín, thương hiệu bài thuốc Ama Kông. Y sĩ Khăm Phết Lào cho biết, mỗi vị thuốc Nam muốn có hiệu nghiệm phải thu hái đúng mùa, đúng tháng, đúng giờ, đồng thời, phải có kỹ thuật phơi sương, phơi nắng, sấy, sao, tẩm, đúng vị , đúng quy trình thì mới đảm bảo được chất lượng bài thuốc.
Có thực sự là thần dược?
Theo lý thuyết, một bài thuốc đông y có hiệu nghiệm hay không còn tuỳ thuộc vào cơ địa mỗi người. Trong thực tế, từ nhiều năm nay, phòng mạch của y sĩ Khăm Phết Lào nhận được khá nhiều thư từ, điện thoại cám ơn, kế cả một số người từ các tỉnh phía Bắc, miền Trung, miền Nam mang quà đến cám ơn, nói rõ, nhờ dùng thang thuốc Ama Kông mà đã bảo vệ được hạnh phúc gia đình...
Để chứng minh thang thuốc Ama Kông có thực sự có hiệu nghiệm, an toàn, khoa học hay không ?. Năm 2006, Bộ Y tế đã triển khai cho thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học bài thuốc “ Chữa đau lưng, nhức mỏi, bồi bổ cơ thể, bổ thận, tráng dương” của cụ Ama Kông. Mục tiêu của đề tài là nhằm trả lời sớm nhất cho người dùng thuốc giá trị đích thực của bài thuốc, tính an toàn, tính khoa học cho người sử dụng thuốc yên tâm. Ngày 30-12-2008, đề tài nghiệm thu cấp cơ sở và ngày 1-7-2009, Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ đã thông qua. Cả hai lần kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học này đều biểu quyết tuyệt đối (7/7). Hội đồng kết luận, đánh giá loại A, chứng minh là bài thuốc có tác dụng tăng lực, tăng sức bền vận động, tăng nồng độ testosterone trong máu nên có tác dụng tốt đối với người suy giảm testosterone. Tên các loại cây thuốc quý này là: Nam Dong, Tom NgLeng, Tom Trong Nenso (phiên âm theo cách gọi của người M’nông-Lào)...cũng đã được báo cáo cụ thể cho Vụ Khoa học- Đào tạo của Bộ Y tế.
Anh Khăm Phết Lào tốt nghiệp lớp y sĩ, khoa Đông y năm 2009. Anh lập gia đình cùng với cô bạn cùng lớp chuyển về sinh sống, lập nghiệp, mở phòng mạch tại buôn Kô Tam, xã Ea Tu, cách thành phố Buôn Ma Thuột gần 10,5 km. Đôi cợ chồng thầy thuốc Đông y ngày càng nổi tiếng là bốc thuốc “mát tay” chưa khỏi cho bà con các dân tộc nhiều bệnh thông thường bằng thuốc Đông y. Anh còn tham gia tốt công tác xã hội, từ thiện, hướng dẫn giúp đỡ các hộ gia đình nghèo, neo đơn phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo, đào tạo lớp trẻ trong buôn làng, trong xã biết trồng, sử dụng các loại cây thuốc nam chưa bệnh. Y sĩ Khăm Phết Lào còn được đồng bào các dân tộc trong buôn, trong xã tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch UBND xã, kiêm Phó Chủ tịch Hội Đông y xã Ea Tu, được tăng nhiều bằng khen, gấy khen của thành phố, của tỉnh./.
Quang Huy